TS.BSCKII.Nguyễn Văn Dũng và cộng sự

TÓM TẮT:

Ở Việt Nam đã nhiều nghiên cứu về bệnh sinh và bệnh nguyên của bệnh tâm thần phân liệt tuy nhiên chưa có một nghiên cứu hệ thống nào về đặc điểm lâm sàng của thể bệnh tâm thần phân liệt di chứng!

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng Tâm thần phân liệt thể di chứng Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả lâm sàng từng trường hợp có sử dụng các trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ. Kết quả: Trong 49 bệnh nhân TTPL thể di chứng. TTPL thể di chứng đa số ở giai đoạn mãn tính với các triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn muộn là chậm chạp lâm lý vận động hay hoại động kém, cảm xúc cùn mòn rõ rệt và kém chăm sóc cá nhân và kém hoạt động, xã hội. Trong khi đó các triệu chứng khác như bị động và thiếu sáng kiến, ngôn ngữ nghèo nàn về lượng hay nội dung và nghèo nàn trong giao liếp. Rối loạn tư duv có tỷ lệ (85,7 – 89,8%), các hoang tưởng và rối loạn hình thức tư duy dương tính tỷ lệ (79,6%), cảm xúc nghèo nàn (75,5%). Rối loạn hoạt động phổ biến nhất là nhóm triệu chứng lãnh đạm và thiếu ý chí trong đó tính thụ động, thiếu sáng kiến và lười nhác trong lao động và học tập có tỷ lệ cao nhất (95,9%) Các triệu chứng khác cũng thường gặp là mất thích thú và kém hoạt động xã hội với triệu chứng ngại tiếp xúc với bạn bè chiếm 91,8%. Các rối loạn vận động hay gặp là vận động chậm chạp hay hoạt động kém chiếm 44,9% ở mức độ nặng. Kết Luận: TTPL thể di chứng gặp khá phổ biến trong số bệnh nhân tâm thần phân liệt và là thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người bệnh, gia đình họ và cộng đồng. Cần được nhận biết để chẩn đoán và điều trị thỏa đáng.


0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.